Việc mua bán và chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng hiện nay rất phổ biến. Vậy vi bằng là gì? Làm thế nào để lập vi bằng mua bán? Nếu bạn có nhu cầu về mua hay bán nhà đất qua hình thức lập vi bằng thì hãy đọc ngay bài chia sẻ này. Chắc chắn, những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề đấy!
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Hiểu đơn giản nhất thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, thừa phát lại sẽ ghi nhận khách quan về hành vi, sự kiện lập vi bằng do thừa phát lại chứng kiến. Văn bản này sẽ là chứng cứ trước Tòa án nếu các bên phát sinh tranh chấp.
Giá trị pháp lý của vi bằng
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Mua nhà bằng vi bằng có phải là giao dịch hợp pháp không?
Theo Điều 25 Nghị định 61/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP thì Thừa phát lại Có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự.
Lưu ý: Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng nếu các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự thuộc:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng
- Thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua nhà là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng (Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).
Như vậy, việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý.
Lập vi bằng là gì?
Việc lập vi bằng thường sẽ xuất hiện trong những trường hợp nào? Đó là lúc diễn ra các giao dịch mua hoặc bán nhà đất. Đây là khâu quan trọng được các bên được Thừa phát lại để lập vi bằng. Lập vi bằng sẽ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ. Tuy nhiên, nó không chứng nhận các giao dịch mua bán nhà đất của các bên.
Việc mua bán và lập vi bằng phải có sự hướng dẫn và quản lý của Thừa phát lại. Thừa phát lại chính là người có được nhà nước ủy quyền và được bổ nhiệm làm các công việc liên quan đến chế độ dân sự, giải quyết các văn bản và là người lưu giữ những chứng cứ khi xét xử.
Những hạn chế đối với vi bằng
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với những trường hợp sau:
- Những trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;
- Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp, như: giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất…;
- Các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về những việc thừa phát lại không được làm (những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà ngoại, bác, chú, bà nội, ông ngoại, cậu, cô, chị, em ruột, dì và anh của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại…);
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng thừa phát lại và vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp.
Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vi bằng là gì? Từ đó sẽ có thêm những hiểu biết liên quan đến việc lập và mua bán bằng vi bằng.